BÀI HỌC 15/11: NHẬN DẠNG KÝ HIỆU VÀ ĐO KIỂM TRA LINH KIỆN MAINBOARD LAPTOP
1) Tụ dán mainboard laptop:
– Hình dáng:
– Ký hiệu: C, PC, PT (trên mainboard)
– Ký hiệu sơ đồ:
– Đo kiểm tra tụ (tụ hóa, tụ gồm) trên mainboard laptop. Nếu thang đo X1, đo 02 chân của tụ = 0 ôm => tụ hư
P/s: Tụ hư thường có dấu hiệu nổ trên lưng, trường hợp các tụ kế bên không có dấu hiệu nổ trên lưng mà đo vẫn = 0 ôm => các tụ đó bị chập, hoặc tụ đó mắc song song với tụ đang bị hư. Để chính xác ta tiến hành các bước kiểm tra:
B1: Dùng máy khò, kim gấp, chì, mỡ hàn -> tháo tụ hư ra rồi đo kiểm tra lại mạch nối của tụ xem OK không, và đo kiểm tra tiếp tụ vừa tháo ra.
B2: Ta thấy tụ hóa ghi 330 => 330 microfara, dưới mainboard có gạch trắng đó là cực dương của con tụ.
B3: Một số tụ không ghi thông số mà chỉ ghi ký hiệu lúc đó ta không biết được giá trị con tụ bao nhiêu, khi đó ta xem bảng tính của tụ.
Ví dụ 1: tụ hóa 330
Ví dụ 2: Gắn mainboard laptop vào máy cấp nguồn ta thấy Ample = 4.2A -> bị chạm nguồn.
B1: Hạ Ample máy cấp nguồn xuống một nửa
B2: Quan sát thấy 02 linh kiện “PU0821…” bị hư (nổ vỏ)
B3: Search mã mainboard “DV14 – HR – MB” -> tải sơ đồ mạch -> mở sơ đồ mạch và search “PU3801”, “PC9206” => ta thấy tụ có 02 dâu = đó là tụ gốm nên có thể tháo bỏ mà không cần thay.
BÀI HỌC 17/11: CÁC LOẠI MOSFET TRÊN MAINBOARD LAPTOP
Mosfet 8 chân: trên laptop mosfet chỉ sử dụng 02 loại là mosfet thuận và mosfet nghịch, còn trên PC chỉ sử dụng 01 loại mosfet nghịch.
– Hình dáng và ký hiệu mosfet trên laptop:
– Mosfet 8 chân có 02 loại là mosfet đơn và mosfet đôi:
+ Mosfet đơn 8 chân (chỉ cần đo chân D và S thôi)
+ Ký hiệu mosfet đơn trên sơ đồ kênh N:
+ Ký hiệu mosfet đơn 8 chân kênh P:
a) Mosfet đơn 8 chân kênh P:
– 02 mosfet nằm gần jack cắm Adapter (DC – IN)
– Mosfet đơn kênh P khi đo lần lên kim que đỏ lên kim nhiều hơn => đó là cực S
– Các mosfet còn lại khác đa số kênh N
b) Mosfet đơn 8 chân kênh N: Mosfet đơn 8 chân kênh N khi đo lần lên kim (lên kim nhiều hơn) que đỏ nằm ở cực D
c) Đo kiểm tra mosfet: đo 02 cực D và S nếu = 0Ω -> mosfet đó chạm, hư
e) Mosfet đôi 8 chân (chỉ có kênh N)
Phân biệt mosfet 8 chân đơn và mosfet 8 chân đôi:
1/ Mosfet 8 chân đơn khi đo:
– Chân 1 – 2 – 3 thông mạch (đo chân 1 – 3)
– Chân 5 – 6 – 7 – 8 thông mạch (đo chân 5 – 8)
2/ Mosfet 8 chân đôi khi đo:
– Chân 5 – 6 thông mạch
– Chân 7 – 8 thông mạch
BÀI HỌC 22/11: CÁC LOẠI IC TRÊN MAINBOARD LAPTOP
– IC dao dao động có mainboard ghi mã số, có mainboard không ghi mã số => để sửa chữa, thay thế linh kiện ta phải dựa vào sơ đồ mạch.
– IC nguồn có hình dáng giống mosfet, những IC thế hệ 7, 8 có giá nhập khoảng 40k -> 200k
– IC dao động không tạo ra điện áp mà chỉ tạo ra các xung dao động.
Ví dụ: Search mã mainboard “MB 14279-1” -> DELL 15 3552 -> không có sơ đồ mạch -> phải dựa vào chuẩn đoán bằng quan sát:
B1: Thấy IC nằm gần CPU bị cháy -> điện áp sẽ cấp thẳng vào CPU
B2: Thấy mainboard bị cong ở khu vực CPU => khả năng hư CPU (xác suất sửa được 50/ 50%).
– IC nằm gần USB cấp điện áp 5V để cấp cho USB
– IC nguồn 8 chân tạo ra điện áp 3.3V đến 5.0V thường nằm gần cổng USB, sound Card, jack quạt… giúp bảo vệ mainboard đặc biệt là giúp bảo vệ supper I/O khi gắn thiết bị ngoại vi bị chạm điện…sẽ không hư Supper I/O
– Chân của IC đếm ngược chiều kim đồng hồ từ dấu chấm.
– Ký hiệu IC: chữ U, PU, IC
– Hình dáng IC:
– Nhà sản xuất IC: TPS, ISL, MAX, RT
– IC nguồn 8 chân (có hình dáng giống mosfet) nằm gần cổng USB hoặc jack cấm quạt để tạo điện áp bằng hoặc thấp hơn điện áp vào.
VÍ DỤ 1: IC ghi 2062 mà không có ghi nhà sản xuất… -> lên google seach “IC 2062” -> ra TPS2062 (TPS là nhà sản xuất, 2062 là mã số) -> search “alldatasheet.com” -> tìm model “TPS 2062” -> tải datasheet về xem các thông số:
+ EN1, EN2: enable
+ GND: mass
+ IN : vào
+ OUT: ra
– Vào trong alldatasheet.com gõ mã IC tra cứu sơ đồ, chức năng IC
– Đo kiểm tra IC 8 chân:
+ Đo điện áp chân vào của IC (Vin, VCC, D+ )
+ Đo điện áp ra của IC (OUT, Vout )
+ Nếu IC có điện áp vào, không có điện áp câp ra thay thử IC đúng mã số (tương đương) đúng chân số 1.
P/s: IC 4 chân thường nằm gần các cuộn dây để điều khiển điện áp và phân phối cho các linh kiện..)
– IC dao động hình vuông nằm gần các cuộn dây giúp giảm điện áp đầu vào, chân số 1 của IC có dấu cộng, hoặc dấu chấm hoặc hình tam giác (thường nhỏ, nằm gần các điện trở nhỏ…nên phải có kỹ năng khò hàn, hoặc chụp hình lại trước khi khò hàn.)
– IC dao động dùng để điều khiển cực G của mosfet 8 chân giúp giảm điện áp so với điện áp cấp vào (19.5V) nhưng tạo ra Ample cao hơn.
VÍ DỤ 2: Vào google search “IC atmel 720 24C64” của mainboard có model “MB-07200-1M” -> mở alldatasheet.com -> xem sơ đồ -> đo que đỏ chạm chân số 8 của IC, que đen chạm mass của Mainboard => DCVSYS = 3.3V
B1: Dùng mỡ hàn + chì + máy hàn + máy khò + cây gấp để tháo IC ra
B2: Xác định chân số 1 IC trước khi tháo -> khò chân IC trên mainboard thấy chân chì bóng lên gắn IC vào lại mainboard.
B3: IC gắn xong đã nguội dùng xăng thơm vệ sinh -> dùng máy khò thổi (trên máy khò gió để max, nhiệt độ ở mức 2 -> thổi để giúp bay hơi nước xăng thơm còn đọng lại trên mainboard.
B4: Dùng mỡ hàn + chì + máy hàn kéo liền chân chì IC nếu chân IC chưa được gắn liền mạch.
BÀI HỌC 24/11: THỰC HÀNH KHÒ, HÀN IC TRÊN MAINBOARD LAPTOP
1) Mã số
2) Vị trí
3) Chân
P/s: IC 8 chân giống mosfet về hình dáng (VD: PU5) nằm gần slot Ram -> nên khi tháo dùng băng keo bạc để che nhiệt tránh làm hư nhựa của Slot Ram.
VÍ DỤ 1:
B1: Xác định dấu chấm, đường gạch -> chân số 01 của IC
B2: Tha mỡ hàn, dùng mũi hàn kéo chân chì của IC
B3: Máy khò để mức nhiệt 7 -> 8 độ C và gió 7 – 8
B4: Khò và gấp IC ra
B5: Dùng máy hàn vuốt chân IC trên mainboard để khỏi tạo các điểm gập ghề chân IC
B6: Khò chân IC trên mainboard đến khi bóng chì -> gấp đưa IC vào lại
VÍ DỤ 2: Khò tháo IC nhiều chân
B1: Tha mỡ hàn + máy khò để khò tháo IC (không kéo chân chì trong trường hợp này).
B2: Khò và banh nhíp chân gấp rộng ra -> gấp IC theo chiều dài
B3: Thấy 7321 là mã số IC, xác định chân IC
B4: Bôi mỡ hàn vào chân IC trên mainboard
B5: Dùng mỡ hàn + chì vuốt chân IC trên mainboard cho bằng chân (vuốt không dùng lực)
B6: Dùng xăng thơm vệ sinh, dùng kính lúp quan sát các chân chì IC xem có gập ghềnh hoặc dính chân IC không.
B7: Quan sát chân số 1 IC có dấu chấm nhỏ hoặc dấu cộng
B8: Tha mỡ hàn (1 lớp mỏng) -> gấp IC vào mainboard -> máy khò chỉnh gió về mức 4 -> khò IC (khoảng cách vừa phải để không lệch chân IC -> IC dính vào mainboard.
P/s: IC tạo ra tín hiệu chứ không tạo điện áp nên không dùng đồng hồ để đo
B9: Tha mỡ hàn vào 02 chân IC -> dùng mũi hàn + chì đưa vào chân IC đè xuống, vuốt ra (P/s: nhiệt độ mỏ hàn dưới 5000C
B10: Dùng xăng thơm + bông gòn vệ sinh chân IC
B11: Dùng máy khò nhiệt độ để 3 -> 50C khò chân IC để bay hơi nước do xăng thơm để lại.
B12: Dùng kính lúp quan sát, kiểm tra lại các chân IC
BÀI HỌC 27/11: CUỘN DÂY VÀ DIODE TRÊN MAINBOARD LAPTOP
1/ Cuộn dây:
Cuộn dây hình chữ nhật nhỏ, nằm gần Jack nguồn, IC, Chipset (tháo bằng máy khò), cuộn dây hình vuông (tháo bằng máy hàn + máy khò), cuộn dây hình tròn.
Chuyển chip VGA giúp không xuất hình qua VGA mà xuất hình thông qua CPU khi máy đó từ thế hệ thứ 2, 3. Còn thế hệ 1 phụ thuộc vào mainbaord có main hỗ trợ, có main không hỗ trợ.
– Nhận dạng cuộn dây:
+ Cuộn dây lọc điện áp giúp bảo vệ các linh kiện, Adapter… các ký hiệu cuộn dây thường có dạng như L, PL, FL
+ Hình dáng: hình chữ nhật nhỏ, màu đen nằm gần jack DC-In, IC, Chipset
+ Cuộn dây lọc điện áp cung cấp cho CPU, Ram, Chip
– Đo kiểm tra cuộn dây: đo 02 chân cuộn dây = 0Ω => cuộn dây tốt
P/s: – Trên laptop cuộn dây hình chữ nhật thường bị hư nhiều nhất.
– Màn hình vẫn xuất hình nhưng mờ, dù đã thay màn hình mới mà vẫn bị => cuộn dây nằm gần chân cấm màn hình trên mainboard bị hư (đo không lên).
– Dòng core i sử dụng màn hình led, dòng thấp hơn như core 2 dual… màn hình sử dụng boa cao áp.
– Nằm gần socket CPU có ít nhất 02 cuộn dây đó là cuộn dây lọc điện cấp cho CPU
Ví dụ Thực hành 1: Cuộn dây hình chữ nhật
Search trên sơ đồ mạch “PL6” ta thấy “VGPU_Core” (GPU là cuộn dây lọc điện cấp cho Ram của chip VGA rời).
B1: Đồng hồ thang đo bật sang X1
B2: Tại jack Adapter đo 02 cuộn dây = 0Ω -> cuộn dây OK
(P/s: cuộn dây không được thông mạch với mass, nếu thông mạch => các linh kiện bị hư)
B3: Dùng giấy bạc bọc bảo vệ các linh kiện dễ bị hỏng khi khò hàn (ví dụ như các cổng kết nối làm bằng nhựa… khi thay cuộn dây, cuộn dây không nhất thiết phải giống các thông số, chỉ cần giống kích thước về chiều dài, chiều cao không quan tâm. Có thể lấy từ các board mạch khác qua thay)
B4: Tha mỡ hàn + cây gấp cong + máy khò -> gấp cuộn dây ra
B5: Dùng máy khò, khò chân cuộn dây trên mainboard đến khi chảy chì -> gấp cuộn dây gắn vào lại mainboard.
B6: Dùng kính lúp kiểm tra lại -> dùng xăng thơm vệ sinh -> dùng kính lúp kiểm tra lại lần nữa.
Ví dụ thực hành 2: Cuộn dây hình vuông
B1: Bậc thang đo X1 -> đo chân cuộn dây và các chân tụ gốm trên chip VGA ta thấy thông mạch -> đó là cuộn dây cho chip VGA rời.
B2: Dùng mỡ hàn + máy hàn -> vuốt chân chì và gấp cuộn dây ra
B3: Dùng máy hàn làm lại chân cuộn dây
B4: Máy hàn + chì => gắn cuộn dây vào lại mainboard -> dùng xăng thơm vệ sinh
P/s: Mũi hàng làm bằng đồng thì trên máy khò chỉ cần bậc nhiệt độ 3000C đến 3500C là vuốt chân chì OK.
Ví dụ thực hành tháo cuộn dây 03 chân:
P/s: Ta thấy trên sơ đồ mạch search “PL20” có một số cuộn dây 03 chân nhưng thực chất sử dụng chỉ có 02 chân.
B1: Chuẩn bị bộ vít tháo cuộn dây 03 chân
B2: Tha mỡ hàn vào chân cuộn dây 03 chân
B3: Chì + máy hàn + bộ vít tháo cuộn dây 03 chân => tháo cuộn dây 03 chân ra
(P/s: tháo chân 1 bên trước rồi đến tháo 02 chân hai bên)
B4: Dùng máy hàn làm sạch chân chì -> gắn cuộn dây vào mainboard
B5: Dùng máy hàn + chì cố định từng chân cuộn dây
B6: Dùng xăng thơm vệ sinh -> dùng kính lúp kiểm tra lại
2/ DIODE:
P/s: trường hợp diode bị chạm cũng không cho kích nguồn, diode khi hư đo 02 chân diode sẽ thông mạch.
– Ký hiệu diode: D, PD
– Đo kiểm tra diode:
+ Diode tốt: đo 2 chân diode một lần lên kim và một lần không lên kim khi đảo chiều que đo.
+ Diode hư: đo 02 chân diode lên kim hai lần khi đảo chiều que đo hoặc = 0Ω
P/s: Thang đo X1, đo diode hai lần lên kim hoặc = 0Ω => diode hư. Thay diode có thể lấy từ mainboard khác thay qua miễn sao cùng kích thước là OK)
– Diode 03 chân (hay diode đôi) -> bậc thang đo X1
+ Đo chân sau và chân trước thứ nhất: một lần lên kim và một lần không lên kim => Diode Ok
+ Đo chân sau và chân trước thứ 2: một lần lên kim và một lần không lên kim => Diode Ok
Ví dụ thực hành Diode 03 chân:
B1: Tha mỡ hàn vào chân diode
B2: Dùng máy hàn vuốt 03 chân chì của diode
B3: Dùng máy khò -> tháo diode 03 chân ra khỏi mainboard
Ví dụ: Laptop có công tắc kích nguồn nếu không kích được nguồn thì thay mosfet 3 chân bị hư => sẽ kích nguồn OK
BÀI HỌC 29/11: NHẬN DẠNG MÃ SỐ LINH KIỆN TRÊN MAINBOARD
1) Dò sơ đồ mạch Mainbaord Laptop, Model Main
a/ Dell Inspiron 1464: 2 Rom mã số U12: W25Q80/ U4: W25Q32
b/ Dell Vostro 5460: U21: W25Q16/ U21: N25Q32
c/ Dell Latitude D620
d/ Toshiba L600: U18: W25X40/ U17: W25Q32
e/ HP NX6110: U26: MX25L8005
f/ Sony MBX-237: U6: W25Q32 (lấy số đuôi vd 32 chia cho 8 -> tìm được dung lượng của BOIS
– Thermel Sensor: con này dò nhiệt độ của máy, nếu báo nhiệt độ sai máy chạy khoảng 1h sẽ tự tắt
– Dòng “core 2” chíp Bắc quản lý các khe cắm Ram, dòng “Core i” CPU kết nối với Ram, quản lý Ram
– Chip tích hợp (kết nối với ổ cứng, xuất hình ảnh, USB…) trường hợp này hư chip VGA rời có thể bỏ vì theo sơ đồ mạch hình ảnh không xuất qua chip VGA rời.
– Trường hợp khi nạp Rom phải nạp cả hai vì:
+ System Bios SPI Rom: quản lý kích nguồn
+ EC SPI Rom: quản lý thiết bị cho phép Boot để lên hình
– PCHM: quản lý USB, thẻ nhớ, Webcam
– Xuất hình ảnh CRT, HDMC, Cpanel… đều thông qua chip VGA rời.
– Rom là Flash (1Mb -> 4Mb)
– Audio/ AMP: IC âm thanh
– PCH: chíp tích hợp cả chíp Nam và chíp Bắc
I/ THUẬT NGỮ VÀ CÁC KÝ HIỆU TRÊN SƠ ĐỒ
a/ CPU:
– PGA: CPU dạng socket (có thể nâng cấp hoặc thay thế)
– BGA: CPU dạng dán (không thể nâng cấp CPU)
b/ Chip VGA rời:
– NV
– Nvidia
– VGA
– ATI
– AMD
Ví dụ; Search “Schematic Toshiba L600 VGA” hoặc Search “Schematic Toshiba L600 DIS” -> Sơ đồ của mainboard sử dụng chip VGA rời khác với sơ đồ mainboard sử dụng chip VGA onboard.
c/ IC đo nhiệt độ:
– Thermal
– Sensor
d/ Chip bắc: GM
e/ Chíp Nam: ICH
f/ Chíp tích hợp (chíp Nam) của những dòng core i:
– HMXX
– PCH
g/ Supper I/O:
– SIO
– Supper I/O
– KBC (keyboard connect)
– ITXX
– EC
h/ IC Sound (âm thanh)
– Codec
– Audio
– ALC
k/ IC LAN:
– BCM (broadcom)
– LAN
– Ethernet
– Atheros
(VD: bàn phím hư có 03 nguyên nhân: bàn phím hư, jack tiếp xúc với bàn phím, Supper I/O truyền tín hiệu cho bàn phím)
L/ Rom BIOS: Mainboard laptop có main sử dụng 02 con Rom (core i), có main sử dụng 01 con Rom (core 2).
– Main Duo-core/ core 2: sử dụng 01 Rom
– Main core i sử dụng 01 hoặc 02 Rom
+ SPI
+ ROM
+ BIOS
+ FLASH
+ MX / .STM25
(P/s: Maiboard chạy mà không xuất hình, không nhận ổ cứng, mở máy lên bắt nhấn F1 mặc dù đã thay mới pin CMOS => thay Rom BIOS).
II/ NHẬN DẠNG MÃ SỐ LINH KIỆN
– Trên main Rom Bios sử dụng 08 chân, nằm gần chip tích hợp hoặc Supper I/O
Ví dụ: Dell 620 trên sơ đồ trang 39: Rom Bios STM 25 hình dáng 8 chân, lớn hơn mosfet 8 chân bắt đầu bằng mã số 25
– Rom Bios nằm gần Supper I/O, Chip Nam (PCH).
– Nhà sản xuất: MX, Winboard(W), ST, SST, GD(giga), Cfen
Ví dụ: U18: W25X40 = 4/8 = 1/2Mb x 1024kb = 512Kb
P/s: Tính dung lượng của Rom Bios lấy số đuôi chia cho 8
BÀI HỌC 01/12: CÁC LINH KIỆN SUPPER I/O, CHIP… TRÊN MAINBOARD
– Supper I/O có nhiều chân, mỏng hơn, chì cứng hơn, hình vuông => đó là Supper I/O. Trên laptop khi tháo Supper I/O nên dùng ống chì xả (ống chỉ xả có dạng viên, chứa thủy ngân giúp giữ nhiệt)
– Trên mainboard PC supper I/O có hình chữ nhật kế nó không có thạch anh (thạch anh màu đen hoặc trắng).
– Supper I/O của IT (ITE), ENE… khác với supper I/O main laptop là có 02 dấu chấm, dấu chấm sâu hơn đó là chân số 01 của Supper I/O. Trên mainboard laptop kế bên Supper I/O có thạch anh (thạch anh có 04 hoặc 02 chân màu đen hoặc trắng).
I/ Supper I/O: quản lý touchpad, keyboard, mouse
– Ký hiệu sơ đồ: SI/O, I/O, KBC, EC
– Đa số hình vuông nhiều chân, nằm gần Rom BIOS và chíp Nam. Bên cạnh có thạch anh tần số 32.768KHz.
– Nhà sản xuất Supper I/O: Winboard (W), ITE, SMSC, Nuvuton…
(P/s:Thay supper I/O phải đúng mã số thì máy mới chạy Ok. Ví dụ supper I/O “ene KB810QF C1”, thường dòng laptop Dell có 02 supper I/O.)
– Chức năng của Supper I/O:
+ Kích mở nguồn mainboard laptop
+ Kết nối bàn phím và Touchpad
(P/s: Thay keyboard vẫn không nhận keyboard, hoặc thay Touchpad mới vẫn không nhận touchpad => thay Supper I/O)
– Thạch anh có 04 chân, thường chỉ sử dụng 1 hoặc 2 chân.
II/ CHIPSET: Chíp Nam, Chíp Bắc, Chíp VGA
1/ Chíp Nam (HM):
– Ký hiệu: ICH
– Ký hiệu: PCH, HM (Core i )
– Mã số xxx, thạch anh xxxx
– Chức năng của chíp Nam: (kết hợp với Supper I/O để kích, mở nguồn, kết nối quản lý ổ cứng, USB, quản lý Bluetooth, Card reader (chỉ có trên core i )
+ Kích mở nguồn mainboard laptop
+ Quản lý ổ cứng
+ Quản lý cổng USB
+ Quản lý cổng HDMI
+ Quản lý Wifi
(P/s: thạch anh của Supper I/O khác với thạch anh của chip Nam)
2/ Chíp Bắc: chỉ có trên core 2
– Ký hiệu: MCH
– Chức năng: quản lý khe cắm Ram
– Xuất hình ảnh VGA board
3/ Chip VGA rời: thông thường nằm gần CPU, chức năng xuất hình ảnh HD hoặc Full HD.
– Nằm gần CPU nhà sản xuất ATI-AMD, NVIDIA (NV)
– Mã số: xxx
– Chức năng chip VGA:
+ Xuất hình ảnh lên panel LCD (LVPS)
+ Xuất hình ảnh cổng VGA, HDMI
Ví dụ: Laptop sony MBX-237 có chip VGA rời là “AMD 216-080900”
4/ IC Sound (Âm than):
– Ký hiệu: Codec, Audio, ALC, Realtek
– IC âm thanh hình vuông nhỏ nằm gần jack cấm tai phone
– Mã số: xxxx
– Chức năng: xử lý tín hiệu âm thanh, xuất âm thanh ra loa laptop và jack tai nghe.
5/ IC LAN: IC Lan kết nối với cổng RJ45
– Ký hiệu: LAN, Ethernet, Broadcom, RTL
– Ví dụ:
+ mã số IC Lan của laptop Sony MBX-237 là “Realtek RTL8111F”
+ mã số IC Lan của laptop Dell 5460 là “Atheros AR8161-BL3A-L”, thạch anh Y2 (pg 21)
+ Therma hoặc sensor: trên mainboard Dell 5460 được thích hợp chung vào Supper I/O
6/ IC đo nhiệt độ:
– Ký hiệu: Thermal sensor nằm gần CPU hoặc tích hợp trong supper I/O
– Chức năng: điều khiển tốc độ quay của quạt.
NHẬN DẠNG MÃ SỐ LINH KIỆN:
1) Chipset
2) Supper I/O
3) Rom BIOS
4) IC Sound
5) IC Lan
6) Các IC dao độn trên mainboard
BÀI HỌC 04/12: NHẬN DẠNG CÁC MAINBOARD LAPTOP
1/ Mã mainboard:
2/ Model máy laptop:
3/ CPU dán, CPU socket ?
4/ Main sử dụng đời CPU đời Core 2, Core I (1, 2,3, 4) -> thế hệ 8 (Gen 1 -> Gen 8)
5/ Mã số chip Nam (thạch anh), Chip Bắc, chi Nam – core I (Thạch anh)
6/ Mã số chip VGA rời
7/ Mã số S I/O (thạch anh)
8/ Mã số Rom BIOS ?
9/ Mã số IC Sound ?
10/ Mã số IC Lan ?
11/ Mã số IC dò nhiệt ?
Mã Main |
Model |
CPU |
Đời CPU |
Chip |
Mã số Chip |
Mã số VGA rời |
Mã số S I/O (TA) |
Mã số Rom Bios |
Mã số IC Sound |
Mã số IC Lan |
Mã số IC dò nhiệt |
PAL70 LA-6611P Rev: 1.0 (A00) |
Dell 6320 |
BGA (CPU dán) |
Core i5 Thế hệ 2 |
|
|
|
Broadcom BCM5882BOKFBG |
–SMSC ECE5028-LZY – SMSC MEC5055-LZY |
|
|
|
HBL50 LA-2991P Rew 3.0 |
Acer 4262 |
|
|
-Nam: NH82801GBM -Thach an chip nam: KDS0633 -Bac: QG82945PM |
|
Nvdia 13n3m3, 0613PA2 |
|
|
|
|
|
|
Acer 4710 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Dell 1464 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VD1: Laptop Acer 4710: -> Seach “google” -> xem “thong so ky thuat tai thegioididong” -> Search CPU T2350 -> Mainboard su dung Cpu Intel Core Duo => có thể nâng cấp:
- Ram lên 4G
- CPU lên Core 2 Duo (máy đang sử dụng CPU Dual core)
VD2: Laptop Dell 1464: -> search google -> xem thông số kỹ thuật tại thegioididong -> CPU 330M (M là CPU socket, khác với U là CPU dán, sử dụng core i3 330M
P/s: dòng core sử dụng chip tích hợp, khác với dòng core dual sử dụng chip tách rời. Có thể xem chi tiết các thông số tại website của hãng sản xuất.
Khi nâng cấp đối với dòng core 2 tra mã số chip Bắc, dòng Core i tra mã số chip Nam
Vd: Search google “intel qg82945gm” -> tại trang intel.com -> biết được chi tiết các dòng CPU tương thích với chip Bắc của mainbaord này -> biết được Ram tối đa bus bao nhiêu, dung lượng tối đa của Ram nhiêu…
P/s: CPU của AMD không thích hợp với thời tiết khi hậu nóng như ở VN, CPU của AMD cho phép chạy hết công suất (dễ chết CPU), tự sản xuất được chip đồ họa nên khả năng tương thích với VGA tốt hơn Intel. CPU intel có chế đệ ép xung tức khi CPU gần chạy hết công suất giới hạng của hãng CPU intel sẽ cho phép máy tự tắt .
CÁC LINH KIỆN DÁN TRÊN MAINBOAR:
1/ Mosfet 8 chân
– Ký hiệu trên mainboard, trên schematic
– Hình dáng
– Đo kiểm tra
– Phân loại mosfet
2/ Tụ điện.
– Ký hiệu trên mainboard, trên schematic
– Hình dáng
– Đo kiểm tra
– Phân loại tụ
3/ Cuộn dây:
4/ Diode
5/ Điện trở
6/ IC
VD TH1: Tháo mosfet PQ25
- Hình dáng, ký hiêu: 8 chân, ký hiệu Q, PQ
- Dùng kính lúp quan sát => mosfet đơn hay đôi, kênh N hay kênh P
- Đo kiểm tra:
+ Tháo Mosfet
B1 Dùng chì + que hàn -> vuốt chân chì mosfet -> dùng máy khò + kim tháo mosfet
+ Đo mosfet đã tháo ra khỏi main:
B1: 2 lần lên kim = 0 ôm -> mosfet hư
B2: Khi đo que đỏ lên kim nhiều và que đỏ nằm ở cực D -> mosfet đơn kênh N
B3: 1 lần lên kim và 1 lần không lên kim -> mosfet tốt
+ Gắn mosfet vào main (xác định chiều trước khi tháo, gắn)
B1: Dùng mỡ hàn + mũi hàn -> làm bóng chân chì trên main
B2: Dùng máy khò + kim gấp -> gắn mosfet vào main
B3: Dùng xăng thơm vệ sinh chân mosfet -> dùng kính lúp quan sát chân mosfet đã Ok
B4: Dùng mày khò nhiệt độ 100 – 1500C, chỉnh gió và thổi khô xăng thơm chân mosfet
VD TH2: Tháo tụ điện C257 (tụ hóa)
- Hình dáng, ký hiêu: C
- Tụ có 02 loại:
+ Tụ gốm:
+ Tụ hóa: - Đo kiểm tra 2 chân tụ trên main nếu:
+ 2 chân tụ = 0 ôm -> tụ có vấn đề
+ 2 chân lên gần bằng 0 ôm -> tụ có vấn đề - Tháo ra ngoài đo kiểm tra 2 chân tụ: 1 lần lên và 1 lần không lên => tụ OK
- Tháo, gắn tụ vào main (xác định chiều trước khi tháo, gắn)
+ Tháo tụ: Dùng mỡ hàn, chì + que hàn -> vuốt chân chì tụ -> tháo tụ - VD TH3: Tháo tụ gốm PC80:
+ Đo kiểm tra 2 lần không lên => tụ tốt
BÀI HỌC 06/12: NHẬN DẠNG MÃ SỐ IC CÁC MẠCH NGUỒN, CÁC CỔNG GIAO TIẾP MAINBOARD LAPTOP.
I/ CÁC CỔNG GIAO TIẾP MAINBOARD LAPTOP:
1/ Cổng cấm sạc (Adapter):
Jack DC, Jack DC IN (jack này có bán mới trên thị trường)
2/ Cổng USB (core i thế hệ 2 trở lên hỗ trợ cổng USB 3.0)
– USB 2.0
– USB 3.0
P/s: Các cổng USB trên thị trường có bán mới. Trên những main khác nhau thì cổng USB khác nhau nên khi thay phải mua đúng cổng USB cho dòng main đó.
3/ Cổng Sound (cổng âm thanh):
Tai phone đời mới 7.1 sử dụng cổng Sound thay thế bằng cổng USB chứ không sử dụng jack 3.5mm nữa. Thay thế cổng Sound tháo từ mainboard khác tháy qua.
4/ Cổng HDMI
5/ Jack cấm:
– Jack cấm bàn phím
– Jack cấm Touchpad
– Jack power
II/ NHẬN DẠNG MÃ SỐ IC CÁC MẠCH NGUỒN MAIN LAPTOP:
+PWR_SRC
+3.3V_ALW và +5.0V_ALW
+ VCC_Core: mạch nguồn cấp cho CPU 0.9 -> 1V
+ VCC GFX Core: mạch nguồn cấp cho VGA rời
1/ Mạch nguồn đầu vào:
Cho phép mainboard laptop lấy điện áp từ Adapter (sạc) hay từ Pin
2/ Mạch nguồn cấp trước (3.3V và 5.0V):
– Mạch nguồn cấp trước giảm điện áp từ nguồn đầu vào (+19V) xuống còn 3.3V và 5.0V cấp cho chip Nam, SI/O và Rom BIOS trước khi mainboard kích nguồn.
– Mạch nguồn cấp trước sử dụng IC dao động điện áp 3.3V và 5.0V
3/ Mạch nguồn chipset:
– Sau khi mainboard kích nguồn, mạch nguồn chipset giảm điện áp từ +19V xuống 1.05V, 1.2V, 1.5V cấp cho chip Nam, chip Bắc, chip tích hợp.
– Mạch nguồn chipset sử dụng IC dao động chipset
4/ Mạch nguồn chip VGA rời:
Nếu mainboard sử dụng chip VGA mới có mạch nguồn VGA giảm điện áp từ +19V xuống 1.05V/ 1.2V/ 1.5V/ 1.8V cấp cho chip VGA.
5/ Mạch nguồn V-core (CPU):
– giảm điện áp từ +19V xuống 0.85V -> 1.2VDC
– Sử dụng IC dao động V-core (CPU)
6/ Mạch nguồn Ram:
– Giảm điện áp +19V xuống:
+ 1.8V (DDRAM)
+ 1.5V (DDRAM 3 – PC3)
+ 1.35V (DRAM 3 – PC3L)
+ 1.2V (DRAM 4)
– Mạch nguồn ram sử dụng IC dao động Ram (IC Ram)
7/ Mạch sạc pin:
– Khi gắn pin còn tốt và adapter mạch sạc pin hoạt động cấp điện áp sạc vào pin từ 7 -15V
– giảm điện áp +19V xuống 7 -> 15V sạc vào pin
– Mạch sạc pin sử dụng IC dao động sạc (IC sạc)
III/ NHẬN DẠNG MẠCH NGUỒN VÀ IC:
1/ Mạch nguồn đầu vào:
– Ký hiệu: +PWR_SRC hoặc B+, VINT
– Điện áp bằng điện áp của Adapter (+19VDC)
– Bao gồm 02 mosfet đơn kênh P nằm gần Jack cấm Adapter (DC IN)
Ví dụ:
– Toshiba L600 có nguồn “PCN2”, cầu chì PF2 giúp bảo vệ nguồn, mosfet PQ32
– Dell D620 có jack nguồn “PJDC1” sử dụng cuộn dây PL2, kế cuộn dây mosfet PQ3, +SDC_IN, điện trở PR 138 (10Ω) mosfet PQ62 nằm gần Jack cấm Adapter
– Dell 5460: CN3 sử dụng Adapter 90W/4.75A (1 chân nguồn 2, 3, 4 là mass, cuộn dây 01 cặp mosfet)
– Acer 4710: “DCL” là jack nguồn.
BÀI HỌC 13/12: THỰC HÀNH THÁO CÁC LINH KIỆN TRÊN MAINBOARD LAPTOP.
VÍ DỤ THỰC HÀNH 1: Thay Jack Adapter (jack có 01 chân nguồn và chân Mass)
B1: Chuẩn bị dụng cụ
– Kìm mỏ nhọn
– Ống chì xả (nhiệt độ máy hàn phải dưới 350 -> 4000C)
– Chì hàn, máy hàn, máy khò
B2: Dùng mỡ hàn bôi chân Jack -> dùng mỏ hàn bôi chì xả vào chân Jack nguồn -> cố định mainboard.
P/s: Máy Quick 858 chỉnh nhiệt độ khò và gió về Maximum
B3: Dùng máy khò + kìm nhọn -> khò và tháo chân Jack ra
B4: Bôi mỡ hàn vào chân Jack
B5: Dùng máy hàn + chì + cây hút chì -> hút chì ra khỏi chân Jack Adapter.
B6: Tha mỡ hàn -> dùng máy hàn vuốt chân chì của Jack nguồn và tháo ra sao cho gọn, đẹp.
B7: Gắn lại Jack nguồn vào Mainboard (gắn đè sát chân xuống main) -> Bôi mỡ hàn -> đưa chì vào chân Jack nguồn -> dùng máy hàn, hàn chì vào chân Jack nguồn sao cho vừa đủ chỉ.
B8: Dùng xăng thơm vệ sinh và quan sát kiểm tra xem chân jack adapter tiếp xúc xuống mainboard OK chưa.
VÍ DỤ THỰC HÀNH 2: Tháo Jack Audio
B1: Dùng băng keo bạc che các linh kiện không chịu được nhiệt thường làm bằng nhựa (như các Jack làm bằng nhựa, cổng USB làm bằng nhựa..)
B2: Bôi mỡ hàn vào chân jack cần tháo
B3: Dùng mũi hàn + chì xả -> vuốt chân Jack Audio cần tháo
B4: Lật ngược Mainboard lại -> dùng mũi hàn + chì xả vuốt chân Jack cần tháo -> vuốt chân chỉ cả 02 mặt của mainboard.
B5: Cố định mainboard -> dùng máy khò, khò các chân Jack audio cần tháo -> dùng nhíp hoặc kìm nhọn tháo chân Jack Audio ra.
P/s: Băng keo bạc nên bọc khoảng 2 -> 3 lớp, nên khò ở phần có ít nhựa)
B6: Dùng máy hàn + cây hút chì -> hút chì ở các chân Jack
B7: Gắn jack Audio vào lại Mainboard -> dùng chì + máy hàn vuốt lại chân Jack Audio -> bôi mỡ hàn vuốt chân Jack Audio.
VÍ DỤ THỰC HÀNH 3: Thay Supper I/O trên mainboard laptop
B1: Quan sát chân Supper I/O, lỗ nhỏ nhất là chân số 1 của Supper I/O
B2: Chuẩn bị:
– Băng keo bạc để che những linh kiện không chịu được nhiệt của máy khò, hàn
– Chỉ xả (giữ nhiệt giúp dễ dàng tháo các linh kiện đang gắn chì zin)
– Mỡ hàn
– Máy hàn, máy khò
B3: Tha mỡ hàn vào chân Supper I/O -> kéo chỉ xả vào chân Supper I/O để xả hết chì zin tại chân Supper I/O -> vuốt 04 góc chân của Supper I/O.
P/s: Thay Supper I/O phải cũng mã số trên đầu của Supper I/O. Supper I/O có giá từ 50k – 300k/con
B4: Dùng máy khò + kim gấp, tháo và gấp vào 01 góc của Supper I/O ra khỏi mainbaord (P/s: Cố định góc mainboard phù hợp để khi tháo Supper I/O không bị lùa các linh kiện khác theo)
B5: Dùng mỡ hàn bôi vào chân Supper I/O vừa tháo ra -> dùng mỡ hàn bôi vào dây hút chì -> kết hợp máy hàn và dây hút chì để hút chì xả ra khỏi chân Supper I/O.
P/S: Chỉ để dây hút chì vào chân Supper I/O kết hợp với máy hàn và tách chì ra theo chiều của chân Supper I/O).
B6: Kiểm tra, chỉnh lại các chân Supper I/O nếu chân Supper I/O bị cong
B7: Trên mainboard tha mỡ hàn lên chân Supper I/O -> Dùng dây hút chì + máy hàn làm đều chân Supper I/O trên mainboard -> dùng mũi hàn và chì làm bóng chân Supper I/O trên main.
B8: Tha ít mỡ hàn vào chân Supper I/O trên main -> gấp Supper I/O vào main -> dùng nhíp canh đều 04 góc của Supper I/O.
B9: Trên máy khò chỉnh nhiệt về mực 4 đến 5 -> khò xung quanh các chân Supper I/O -> dùng nhíp chỉnh 04 Supper I/O lại nếu bị lệch góc -> Khò chân Supper I/O OK -> Dùng kính lúp quan sát kiểm tra lại.
B10: Khi supper I/O đã dính chân vào main -> tăng gió, tăng nhiệt của máy khò lên để khò tiếp.
B11: Khò vừa đủ (hạn chế chế Supper I/O) -> dùng mỡ hàn thổi vào chân Supper I/O -> Dùng máy hàn đè và vuốt chân Supper I/O ra đều.
B12: Dùng xăng thơm vệ sinh -> máy khò để nhiệt độ 1000C -> 1500C => Khò lại Supper I/O -> gỡ bỏ băng keo bạc.
BÀI HỌC 15/12: CÁC TRƯỜNG HỢP THAY THẾ SUPPER I/O TRÊN MAINBOARD LAPTOP.
CÁC TRƯỜNG HỢP THAY THẾ SUPPER I/O:
1/ Mainboard laptop không nhận Touchpad, keyboard dù đã thay thử keyabord… mới
2/ Mainboard laptop bị liệt phím dù đã thay phím mới -> LỖI SUPPER I/O
3/ Mainboard laptop không kích nguồn được mặc dù đo có điện áp +3.3V và 5.0V -> Nạp thử BIOS => LỖI SUPPER I/O (thay thử).
4/ Maiboard laptop quạt không quay dù đã test quạt và đo có điện áp cấp cho quạt => LỖI SUPPER I/O
5/ Mainboard laptop dùng một thời gian nhất định rồi tự tắt
Ví dụ: Chạy 30 phút rồi tắt (đã test ổ cứng, Windows, RAM, CPU) -> LỖI SUPPER I/O
6/ Mainboard khi để một thời gian kích nguồn chập chờn:
– Lỗi thạch anh Supper I/O
– Lỗi Supper I/O
– Lỗi chip Nam
P/s: – Laptop Dell 6430S có 02 dạng CPU là CPU dán và CPU socket
– Trường hợp mainboard bị vô nước, bị chạm thì ample của máy cấp nguồn chỉnh về một nửa. Nếu không thuộc trường hợp trên thì Ample chỉnh về Maximum.
VÍ DỤ: SỬA LỖI LAPTOP DELL 6430S KHÔNG KÍCH ĐƯỢC NGUỒN:
B1: Quan sát thấy gần nguồn có 02 mosfet -> đo điện áp cực S và G của mosfet -> que đen chạm Mass, que đỏ chạm cực G ta thấy có nguồn điện áp => điện áp OK
B2: Quan sát cuộn dây nằm gần Ram -> có dây đó có chức năng cấp điện áp cho RAM, HDD… -> dùng phương pháp loại trừ ta chọn cuộn dây thỏa điều kiện cần sửa -> đo chân điện áp của 02 cuộn dây 3.3V và 5.0v.
B3: Bật đồng hồ đo về 10DVC -> ta thấy trên mainboard cuộn dây PL7 có 02 mosfet Q và PQ -> que đen chạm mass (chỗ vặn vít), que đỏ chạm cực D của Mosfet.
B4: Bật thang đo X1 -> chạm chân G của mosfet (que đen) và que đỏ kéo chạm vào các chân của IC -> thấy thông mạch (=> OK) -> xác định đó chính là IC điều khiển của mosfet.
B5: Tháo IC đó ra khỏi mainboard (dùng mỡ hàn + kim gấp + máy khò => gấp IC ra)
(P/s: Phải phát triển kỹ năng khò hàn, như vậy khi khò IC sẽ không làm chết các linh kiện xung quanh hoặc hư mạch)
B6: Gắn chân IC tiếp xúc chính xác và chặt chân vào Mainboard.
P/s: – Khò và gắn lại IC nếu mainboard bị chập => IC đó bị hư
– Mosfet có một đặc điểm là hoạt động theo hiệu ứng bão hòa tức là điện áp vào mosfet bao nhiêu thì điện áp ra cũng bấy nhiêu => dễ giết chết CPU. Vậy nên không tháo IC ra khi thử Mosfet hoặc khi kích nguồn…)
– Tháo mosfet trên mainboard PC dùng mỡ hàn + kim gấp + máy khò -> khò và gấp mosfet ra.
– Mosfet PC khi đang ở trạng thái bão hòa khi đo ta thấy đảo chiều que đo cả 02 lần đếu lên kim và đếu = 0Ω -> ta xả điện áp mosfet bằng đồng hồ đo (thang đo X1). Đo chân G và S để xả mosfet và kích lại mosfet bằng chân D và G vì đồng hồ có điện áp 3.0V nên có khả năng kích Mosfet. Sau khi xả nguồn mosfet đo lại ta thấy 01 lần lên kim và 01 lần không lên kim khi đảo chiều que đo => Mosfet Ok.
=> Có thể tháo mosfet ra và kích nguồn main để kiểm tra nhưng không được tháo IC ra và gắn nguồn vào để kiểm tra vì sẽ chết CPU, hư mainboard…
B7: Gắn mainboard vào máy cấp nguồn và kích nguồn ta thấy điện áp giảm và Ample tăng -> trong quá trình làm IC bị chạm mạch nguồn => hương khắc phục là tìm IC khác thay thế.
B8: Quan sát mainboard ta thấy mã mainboard là “LA-7741P” và IC vừa tháo ra hàn lại có mã là “EM PE”.
B9: Lên google Seach “LA-7741P” -> tải sơ đồ mạch của mainboard về -> mở sơ đồ mạch lên và seach “PU2” ó RT 8025LZQW và theo như sơ đồ mạch thì con IC này điều khiển và giảm điện áp +3.3V ALW -> hỏi mua IC “RT8025LZQ” chứ không phải “IC EM PE” ta thấy ghi trên IC của mainboard.
P/s: Cuộn dây chỉ lọc điện áp, nếu cuộn dây muốn giảm điện áp phải phụ thuộc vào IC và mosfet.
B10: Giả sử IC thay mới rồi mà vẫn không có điện áp +3.3V và 5.0V ta kiểm tra lại “Enable” (theo sơ đồ mạch), và Pgood mô tả ở trang nào và trả về linh kiện nào => theo trang 40 ta thấy trả về “U51” nếu chưa Enable thì Enable lên. Hoặc cũng có khả năng kỹ năng khò hàn của ta chưa Ok.
P/s: IC có 02 điểm gọi là “VREG” đó là chân điện áp mẫu và điện áp chuẩn.
BÀI HỌC 15/12: NHẬN DẠNG CÁC MẠCH NGUỒN CẤP ĐIỆN ÁP TRÊN MAINBOARD LAPTOP.
1/ Mạch nguồn đầu vào (B+ )
– Ký hiệu: B+, +PWR_SRC, +VINT, AD+
– Điện áp: +19V có khi gắn Adapter hoặc Pin
– Cho phép Main lấy điện áp từ Adapter, PIN
– Mạch nguồn đầu vào nằm 02 mosfet kênh P hoặc 1 Diode và 01 mosfet kênh P
Mạch nguồn đầu vào nằm gần jack cấm DC IN điện áp tạo ra = điện áp adapter. Điện áp pin = 7.2 -> 4.8V gần đó có 02 hoặc 01 mosfet đơn kênh P hoặc Diode.
Ví dụ: Khi gắn mainboard vào máy cấp nguồn Ample = 0.00 suy ra không có điện áp đầu vào lúc này phải đi kiểm tra điện áp đầu vào của 02 mosfet mạch nguồn.
P/s: – Mạch nguồn đầu vào không sử dụng “IC mạch nguồn” mà chỉ sử dụng 02 mosfet với chức năng đóng/ mở vì:
+ Một số trường hợp Adapter có vấn đề thì 02 con mosfet này sẽ chết đầu tiên => như vậy sẽ không ảnh hưởng đến các linh kiện khác trên mainboard như CPU, RAM…
+ Trường hợp gắn pin vào main 02 mosfet sẽ nhận điện áp ngay lập tức từ pin và cấp cho các linh kiện trên main nên nếu phát sinh sự cố thì 02 mosfet này đóng vai trò bảo vệ.
Ví dụ: Thực hành Mainboard Dell Latitude E6320 LA-6611P
B1:
B2: Mở sơ đồ mạch DELL E6320 LA-6611P -> Quan sát mainboard thấy Jack nguồn ký hiệu “PJPDC1”
B3: Trên sơ đồ mạch search “PJPDC1” -> thấy điện áp đi vào cuộn dây PL3 (cuộn dây thường có ký hiệu: L / PL / FL) -> điện áp đi vào mosfet “PQ4” :
P/s: Điện áp đi vào mosfet PQ4 và mosfet PQ4 xử lý:
– Điện áp vào cực S (1, 2, 3)
– Điện áp của 02 điện trở PR15 và PR18 cấp điện áp vào cực G của Mosfet
– Cực G của mosfet điều khiển điện áp cấp ra cực D (5/ 6/ 7/ 8) của mosfet
B4: Mosfet biến đổi dòng điện thành “+DC_IN_SS” (đặt là +DC_IN_SS tùy thuộc vào mỗi mainboard)
B5: Trên sơ đồ mạch Search “+DC_IN_SS” -> Enter -> chuyển sang trang khác ta thấy:
Điện áp “+DC_IN_SS” đi vào mosfet “PQ27” trong đó:
+ Vào cực D (5, 6, 7, 8) của mosfet
+ Điện áp của điện trở PR206 đi vào cực G của mosfet => mosfet kênh P
+ Cực G của mosfet điều khiển điện áp đi ra cực S của mosfet
B6: Vào mosfet PQ27 biến đổi dòng điện thành “+SDC_IN”
P/S: Mosfet có điện áp đi ra cực G là mosfet kênh P
VÍ DỤ 2:
B1: Gắn mainboard vào máy cấp nguồn
B2: Đồng hồ đo bật về DVC
B3: Que đen của đồng hồ chạm Mass, que đỏ chạm:
– Jack Adapter = 19V
– Cuộn dây = 19V
– Mosfet (D) = 19V
B4: Quan sát mainboard ta thấy điện áp đi vào 01 Diode zonner -> cấp vào mosfet PQ4 và cấp vào mosfet thứ 2 là Q4.
P/s: Diode zonner điện áp chân vào cũng là điện áp chân ra
2/ Mạch nguồn cấp trước (3.3V và 5.0V)
– Bao gồm 02 cuộn dây nằm gần nhau theo thứ tự và ở giữa có IC dao động 4 hàng chân.
– Mạch nguồn cấp trước giảm điện áp từ +19V (B+) xuống còn 3.3V và 5.0V cấp cho chip Nam, I/O và ROM BIOS để kích nguồn main.
– Nguồn 3.3V và 5.0V có trước khi main kích nguồn.
Ví dụ1: Xác định cuộn dây cần đo của Laptop Dell E6320:
– Loại bỏ 02 cuộn dây nằm gần CPU:
+ PL9 = 1.5V (loại)
+ PL5 = 5V => OK
+ PL6 = 3.3V => OK
+ IC mạch nguồn là “SN0608098”
+ Một cuộn dây sử dụng mosfet PQ6 và PQ8
+ Một cuộn dây sử dụng mosfet PQ5, PQ7, PQ12
Thông thường để nhận dạng mạch nguồn cấp trước ta dựa vào 02 cuộn dây (theo sơ đồ mạch) hoặc dựa vào IC.
Quan sát trên mainboard tìm 02 cuộn dây nào có hình dáng và kích thước giống nhau hoặc gần giống nhau, thường nằm gần sát nhau và có 01 IC nằm giữa => thỏa điều kiện đó là mạch nguồn cấp trước.
VD1: Xác định mạch nguồn cấp trước 3.3V và 5.0V của mainboard Dell E6320 gồm:
– Cuộn dây xxx = Vol ? => PL5 = 5.0V
– Cuộn dây xxx = Vol ? => PL6 = 3.3V
– Cặp mosfet xxx = Vol ? => PQ6, PQ8 (là 02 mosfet của cuộn dây 1)
– Cặp mosfet xxx = Vol ? => PQ5, PQ12, PQ2 (là 03 mosfet của cuộn dây 2)
– IC dao động 3.3V và 5V mã số xxx ? => Quan sát trên mainboard ta thấy IC có ghi mã số “SN608098” còn xem trên sơ đồ mạch ghi mã số là “SN0608098” thì ta chọn mã số IC ghi trên main “SN608098” để dò IC -> Lên Google dò ta seach “SN608098” chỉ thấy thông tin IC tương đương “TPS61253A” => dựa vào thông tin IC tương đương này để thay thế, sửa chữa. è IC “SN608098” là IC mạch nguồn của 3.3V và 5.0Vol.
VÍ DỤ 2: Mainboard ACCER 2921:
– Quan sát mainboard Accer 2921 ta thấy 02 cuộn dây PL12 và PL11 là 02 cuộn dây nằm gần sát nhau ta tiến hành đo 02 cuộn dây:
B1: Gắn mainboard laptop vào máy cấp nguồn
B2: Dùng đồng hồ đo bật thang đo DVC = 10V -> đo 02 cuộn dây. Que đen chạm Mass, que đỏ chạm cuộn dây cần đo có 3.3V và 5.0V => xác định được đó là 02 cuộn dây của mạch nguồn cấp trước.
+ PL11 = Vol ?
+ PL12 = Vol ?