TRƯỜNG HỢP 1: Các thông số ký hiệu của máy cấp nguồn để sửa laptop.
Sửa laptop sử dụng máy cấp nguồn có Ample khoảng 5A đến 10A/ 30V. Dùng máy cấp nguồn để đo điện áp cho mainboard laptop để phán đoán lỗi của mainboard laptop.
– Current: Ample (vặn ample khoảng 1 nửa khi mainboard laptop bị chập hoặc khi sửa smartphone, table).
+ Fine: tăng hoặc giảm số lớn của Ample (vd: 0.40A chỉnh lên 0.50A hoặc 0.60A…)
+ Coarse: tăng hoặc giảm các thông số nhỏ của Ample (vd: 0.40A chỉnh lên 0.42A hoặc 0.45A)
– Voltage: chỉnh nguồn DVC phù hợp với từng thiết bị như 19V, 18.5V…
+ Fine: tăng hoặc giảm số lớn của Vol (vd: 17.0V chỉnh lên 18.0V hoặc 19.0V…)
+ Coarse: tăng hoặc giảm các thông số nhỏ của Vol (vd: 19.0V chỉnh lên 19.5 hoặc 19.8V…)
P/s: Nút giữa của máy cấp nguồn để kích pin Smartphone, Table
TRƯỜNG HỢP 2: MỘT SỐ PAN CỦA MÁY CẤP NGUỒN
- Nếu máy cấp nguồn cấp điện cho laptop mà LCD máy cấp nguồn hiển thị Ample nhảy lên liền từ 3A trở lên => Mainboard máy laptop đó bị chập.
- Khi gắn nguồn điện của máy cấp nguồn (MCN) cho mainboard laptop mà LCD Ample của (MCN) hiển thị 0.00A => Mainboard đó bị lỗi mất nguồn.
- Máy cấp nguồn bị trôi Vol (V) là do lỗi biến trở, thường laptop chọn loại 15V, 5A
- Khi pin điện thoại còn 0% không mở lên được khi đó dùng máy cấp nguồn mới kích lên được vì máy cấp nguồn có Ample lớn. Khi sạc pin trên máy cấp nguồn, ta bật lên khoảng 2A sau đó mới tăng lên dần.